Xây dựng cơ cấu thang, bảng lương

Về cơ bản, hầu hết các doanh nghiệp cần phải xây dựng thang lương, bảng lương và công bố công khai tại nơi làm việc, vì vậy các doanh nghiệp cần nắm rõ các nguyên tắc và trình tự  để xây dựng thang, bảng lương phù hợp nhất cho doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến các nguyên tắc và trình tự xây dựng thang, bảng lương mới nhất.

 

Quy định pháp luật

+ Bộ luật Lao động 2019

+ Nghị định 38/2022/NĐ-CP

Nguyên tắc xây dựng thang, bảng lương:

+ Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động và mức lương này không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng và được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động.

+ Doanh nghiệp dựa vào bảng quy chế thưởng của doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức doanh nghiệp để đưa ra các cấp bậc trong thang bảng lương, hệ số, bội số lương trên thang bảng lương.

+ Doanh nghiệp đảm bảo nguyên tắc công bằng khi xây dựng thang bảng lương: Bình đẳng và không phân biệt đối xử: giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV hay không, khuyết tật hay không, thành lập gia nhập hoạt động công đoàn hay không,…?

+ Thang lương, bảng lương phải được định kỳ rà soát và sửa đổi, bổ sung

Trình tự xây dựng thang bảng lương:

+ Bước 1: Cập nhật mức lương tối thiểu vùng

Từ ngày 01/07/2024 mức lương tối thiểu vùng đối với công việc hoặc chức danh đơn giản nhất trong điều kiện bình thường (VD: Công nhân sản xuất không làm công việc nặng nhọc, độc hại) tiếp tục được thực hiện theo quy định tại Nghị định 74/2024/NĐ-CP sau đây:

VùngMức lương tối thiểu vùng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I4.960.000 23.800
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II4.410.000  21.200
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III3.860.000 18.600
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV3.450.000 16.600

+ Bước 2: Thống kê các chức danh, công việc chuyên môn trong doanh nghiệp

Tùy vào chức vụ, công việc chuyên môn khác nhau, mức lương dành cho nhân sự cũng khác nhau. Bên cạnh đó, khi tính lương, doanh nghiệp cũng cần xét đến yếu tố khác như thâm niên kinh nghiệm, khả năng làm việc, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ…

+ Bước 3: Thiết kế mức lương tương ứng trên cơ sở nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương.

Khi đã thiết lập được các nhóm chức vụ, trình độ chuyên môn nghề nghiệp, doanh nghiệp có thể tính được mức lương thưởng, các khoản phụ cấp tương ứng

+ Bước 4: Tham khảo ý kiến của công đoàn

Sau khi đã xây dựng xong bảng lương, doanh nghiệp cần tham khảo, lấy ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (đồng ý/ bổ sung ý kiến,…) phải được lập thành văn bản có chữ ký của những người đại diện .

+ Bước 5: Gửi thang lương, bảng lương đến Phòng Lao động Thương binh và Xã hội

Thang lương, bảng lương phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện để người lao động nắm rõ.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về nguyên tắc và trình tự xây dựng thang lương, bảng lương. Quý khách hàng cần tìm đơn vị tư vấn có kinh nghiệm về doanh nghiệp vui lòng liên hệ với chúng tôi.

 

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ giao dịch: Số 1, ngách 2/6 đường Hoàng Liệt, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Email: consultant@kimhuc.com

Tel: +84-243-64 54054              Hotline: 086.797.7764  

QR:

LINE

WECHAT

WHATSAPP

ZALO

 

 

Bài viết liên quan