THỜI HẠN NỘP BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ NỘP CHO NHỮNG CƠ QUAN NÀO

I-BÁO CÁO TÀI CHÍNH GỒM NHỮNG GÌ?

  1. Nếu Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133

Căn cứ theo điều 71 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định Hệ thống BCTC của Doanh nghiệp.

Hệ thống Báo cáo tài chính năm áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bao gồm:

  • Báo cáo tình hình tài chính
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính
  • Bảng cân đối tài khoản
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  1. Nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200

Căn cứ theo điều 100 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định Hệ thống BCTC của Doanh nghiệp

Hệ thống Báo cáo tài chính năm, bao gồm:

  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Bản thuyết minh Báo cáo tài chính

II- THỜI HẠN NỘP BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Theo quy định tại thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn chế độ kế toán có quy định:

Điều 109. Thời hạn nộp Báo cáo tài chính

  1. Đối với các loại doanh nghiệp khác
  2. a) Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;
  3. b) Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.

——————————————————–

Theo quy định tại thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định về trách nhiệm, thời hạn lập và gửi BCTC như sau:

  1. Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính
  2. Tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lập và gửi BCTC năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính cho các cơ quan liên quan theo quy định.

Như vậy:

Thời hạn nộp BCTC cho các cơ quan (Trong đó có cơ quan thuế, cơ quan Thống kê) chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính

III-NƠI NHẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHƯƠNG THỨC NỘP

CƠ QUANKỲ BÁO CÁOPHƯƠNG THỨC
Cơ quan (Sở) Tài chínhNămBản cứng-Nộp trực tiếp
Cơ quan (Cục) Thống kêNămBản scan-Nộp online
Cơ quan (Cục) ThuếNămBản scan-Nộp online
Cơ quan (phòng) Đăng ký kinh doanh hoặc BQL KCN, KCX (*)NămBản cứng-Nộp trực tiếp
DN cấp trênNămTùy yêu cầu
Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoản (**)NămBản cứng-Nộp trực tiếp

(*) Tại một số địa phương, Cục thuế và Phòng đăng ký kinh doanh không nhận bản cứng của báo cáo theo Điều 18 Thông tư liên tịch 01/2026/TT-BKHĐT-BTC hướng dẫn việc trao đổi thông tin về doanh nghiệp giữa Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và Hệ thống thông tin thuế do Bộ trưởng BKHĐT – BTC ban hành

(**) Công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ và các công ty quản lý quỹ phải nộp BCTC hợp nhất cho UBCKNN và Sở GDCK nơi công ty niêm yết

—————————–

Theo quy định tại Điều 110 thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 quy định về nơi nhận Báo cáo tài chính:

Điều 110. Nơi nhận Báo cáo tài chính

  1. Đối với các doanh nghiệp mà pháp luật quy định phải kiểm toán Báo cáo tài chính thì phải kiểm toán trước khi nộp Báo cáo tài chính theo quy định. Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đã thực hiện kiểm toán phải đính kèm báo cáo kiểm toán vào Báo cáo tài chính khi nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước và Doanh nghiệp cấp trên
  2. Cơ quan tài chính mà doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phải nộp báo cáo tài chính là Sở tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Doanh nghiệp đăng ký trụ sở kinh doanh chính

…..

  1. Các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có trụ sở nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao còn phải nộp Báo cáo tài chính năm cho Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nếu được yêu cầu

Hướng dẫn nộp bản cứng:

Doanh nghiệp chuẩn bị 02 bộ Báo cáo tài chính đã kiểm toán nộp tới các cơ quan nhà nước theo hướng dẫn tại bảng trên (mục III). Trong đó có 1 bộ Báo cáo lưu trữ tại Doanh nghiệp sẽ đề nghị các cơ quan tiếp nhận đóng dấu xác nhận tiếp nhận Báo cáo.

Kết quả nộp như sau:

*** Lưu ý: do từng địa phương có thể có cách áp dụng khác nhau về nơi doanh nghiệp phải nộp BCTC bản cứng. Vì vậy, doanh nghiệp nên chủ động liên hệ với các cơ quan quản lý địa phương để có thông tin cụ thể

IV-QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI KHÔNG NỘP HOẶC CHẬM NỘP BÁO CÁO TÀI CHÍNH

  1. Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực Kế toán, kiểm toán độc lập

Theo quy định tại Điều 12 quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;

b) Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;

b) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;

c) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;

d) Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;

đ) Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;

b) Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2 Điều này.

 

  1. Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thống kê

Theo quy định tại Điều 7, điều 8 Nghị định 95/2016/NĐ-CP quy định về thời hạn báo cáo thống kê, báo cáo tài chính gửi cơ quan thống kê nhà nước

Điều 7

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp báo cáo chậm so với chế độ quy định:

a) Dưới 05 ngày đối với báo cáo thống kê tháng;

b) Dưới 10 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính quý, 6 tháng, 9 tháng;

c) Dưới 15 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính năm.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp báo cáo chậm so với chế độ quy định:

a) Từ 05 ngày đến dưới 10 ngày đối với báo cáo thống kê tháng;

b) Từ 10 ngày đến dưới 15 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính quý, 6 tháng, 9 tháng;

c) Từ 15 ngày đến dưới 20 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính năm.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp báo cáo chậm so với chế độ quy định:

a) Từ 10 ngày đến 15 ngày đối với báo cáo thống kê tháng;

b) Từ 15 ngày đến dưới 20 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính quý, 6 tháng, 9 tháng;

c) Từ 20 ngày đến dưới 30 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính năm.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nộp báo cáo chậm so với chế độ quy định:

a) Từ 20 ngày đến 30 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính quý, 6 tháng, 9 tháng;

b) Từ 30 ngày đến 45 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính năm.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo thống kê, báo cáo tài chính.
Điều 8

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo không đầy đủ số lượng biểu hoặc chỉ tiêu thống kê của chế độ báo cáo thống kê tháng.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo không đầy đủ số lượng biểu hoặc chỉ tiêu thống kê của chế độ báo cáo thống kê quý, 6 tháng, 9 tháng.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo không đầy đủ số lượng biểu hoặc chỉ tiêu thống kê của chế độ báo cáo thống kê năm.

 

  1. Có thể nộp bổ sung báo cáo tài chính không ?

Đối với các báo cáo tài chính làm sai sẽ được phép khai bổ sung và nộp lại. Tuy nhiên, thời gian nộp báo cáo tài chính phải trước khi cơ quan thuế có Quyết định về kiểm tra.

Các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cần nắm rõ quy định trên để tránh bị xử phạt trong quá trình hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

Bản tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, cung cấp thông tin chung tới người đọc, không phải ý kiến tham vấn cụ thể cho bất kỳ trường hợp nào. Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng liên hệ với chuyên viên tư vấn của chúng tôi
LIÊN HỆ TƯ VẤN

P: +84 2436454054

H: +84 866454054

E: consultant@kimhuc.com

W: www.kimhuc.com

KIMHUC CONSULTANT CO.,LTD

KIM HUC Consultant không chỉ cung cấp dịch vụ thực thi các thủ tục tuân thủ trong kinh doanh mà đặt sự an toàn, tối ưu của khách hàng làm trọng tâm khi thiết kế các giải pháp, đa dạng các nguồn lực nhằm giải quyết triệt để các rủi ro tiềm tàng, giúp mang lại lợi ích, lợi thế cạnh tranh và cảm hứng kinh doanh cho khách hàng.

OUR SERVICES

Trên nền tảng chuyên môn sâu rộng và đồng bộ về Luật kinh doanh – Quản lý thuế – Quản lý quan hệ lao động – Tài chính kế toán – Quản trị doanh nghiệp, kết hợp với qui trình làm việc khép kín từ | tư vấn, triển khai, bàn giao, hỗ trợ vận hành giúp chúng tôi có khả năng bảo vệ và đảm bảo cho khách hàng theo cách toàn diện.

Bài viết liên quan