Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi cơ quan thuế thực hiện quyết toán thuế?

Căn cứ pháp lý: 

  • Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Kế toán do Văn phòng Quốc hội ban hành.
  • Quyết định số 970/QĐ-TCT ban hành quy trình kiểm tra thuế.
  1. Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi cơ quan thuế thực hiện quyết toán thuế: 

Thực tế, quyết toán thuế định kỳ là nghiệp vụ không doanh nghiệp nào mong muốn thực hiện vì phải làm việc trực tiếp với cơ quan thuế. Khi doanh nghiệp nhận được quyết định quyết toán thuế của cơ quan thuế thì cần lưu ý chuẩn bị hồ sơ, chứng từ cũng như các công việc cần thiết, cụ thể gồm:

– Cần chuẩn bị đủ hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp:

+ Giấy đăng ký kinh doanh.

+ Thông tin mã số thuế.

+ Nội quy của doanh nghiệp.

+ Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp.

+ Quy chế tài chính công ty gồm quy chế, lương nhân viên, tiền lương nhân viên.

+ Quy chế hoạt động của những đơn vị phụ thuộc áp dụng cho các: chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc xưởng sản xuất và kho hàng,… (nếu có).

– Thực hiện sắp xếp lại các chứng từ gốc:

+ Đối với các chứng từ gốc phải sắp xếp theo tháng và đảm bảo theo tuần tự của bảng kê thuế đầu vào và đầu ra, đã in và nộp báo cáo cho cơ quan thuế hàng tháng.

+ Các chứng từ gốc theo tháng phải đi kèm với tờ khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng nộp cho cơ quan thuế.

+ Lưu ý chứng từ hoặc nhóm chứng từ phải có kèm theo:

  • Hóa đơn bán ra kèm với phiếu thu (nếu có), hợp đồng, phiếu xuất kho, biên bản thanh lý hợp đồng (nếu có).
  • Hóa đơn mua vào kèm với phiếu chi, phiếu đề nghị thanh toán, phiếu nhập kho, hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng (nếu có).

+ Các chứng từ phải đảm bảo có đầy đủ chữ ký theo chức danh.

– Thực hiện sắp xếp lại các báo cáo đã nộp lên cơ quan thuế:

Các báo cáo bao gồm báo cáo tài chính, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, báo cáo hoàn thuế của từng năm.

Lưu ý các chứng từ của một năm phải đi kèm với báo cáo của năm đó tương ứng.

– Chuẩn bị đầy đủ sổ sách hàng năm:

+ Sổ nhật ký chung.

Sổ nhật ký mua hàng.

+ Sổ nhật ký bán hàng.

+ Sổ nhật ký chi tiền.

+ Sổ nhật ký thu tiền.

+ Sổ chi tiết công nợ phải trả của tất cả nhà cung cấp.

+ Sổ chi tiết công nợ phải thu của tất cả khách hàng.

+ Sổ quỹ tiền mặt và sổ chi tiết ngân hàng.

+ Biên bản xác nhận công nợ của từng đối tượng (nếu có) vào cuối năm.

+ Sổ cái của tất cả các tài khoản, bao gồm 131, 331, 111, 112, 152, 153, 154, 155, 211, 214, 621, 622, 627, 641, 642, tùy theo quyết định 48 hoặc 15 của doanh nghiệp.

+ Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm tài sản cố định.

+ Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm công cụ dụng cụ.

+ Sổ khấu hao tài sản cố định.

+ Sổ khấu hao công cụ dụng cụ.

+ Bảng tổng hợp nhập xuất tồn từng kho.

+ Thẻ kho và sổ chi tiết vật tư.

Lưu ý: Tất cả chứng từ đã nhập phải được in ra và ký đầy đủ.

– Sắp xếp hợp đồng một cách theo đúng trình tự: mỗi hợp đồng đầu vào và đầu ra sắp xếp theo thời gian. Kiểm tra và tập hợp lại đầy đủ các giấy tờ theo hợp đồng gồm biên bản nghiệm thu, và hồ sơ thanh lý hợp đồng (nếu có).

– Tiến hành kiểm tra lại các công nợ của khách hàng; kiểm tra lại các khoản nào phải trả để đảm bảo số liệu đầu vào và đầu ra khớp nhau; kiểm tra lại các chữ ký và dấu trên các tài liệu.

2. Cơ quan thuế xuống quyết toán tại doanh nghiệp khi nào?

Theo quy định tại Quyết định số 970/QĐ-TCT 2023 quy định cơ quan thuế sẽ xuống quyết toán tại doanh nghiệp khi thuộc các trường hợp sau đây:

– Tiến hành kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan thuế.

– Tiến hành kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế:

+ Thực hiện kiểm tra từ hồ sơ thuế.

+ Với các trường hợp: hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế; kiểm tra sau hoàn thuế đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước theo quy định: thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.

+ Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật qua công tác quản lý thuế: thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.

+ Trường hợp kiểm tra theo chuyên đề (cụ thể: được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề do Thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên quyết định; kiểm tra chuyên đề phát sinh trong năm do Thủ trưởng cơ quan thuế cùng cấp quyết định): thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.

+ Trường hợp người nộp thuế chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý: thực hiện kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế (bao gồm cả trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền).

+ Trên cơ sở khi có kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, Thanh tra nhà nước, cơ quan khác có thẩm quyền: thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.

Quý khách hàng cần tìm đơn vị tư vấn có kinh nghiệm về lĩnh vực thuế, hãy liên hệ với chúng tôi.

Liên hệ với Kim Húc:

Địa chỉ giao dịch: số 1, ngách 2/6 đường Hoàng Liệt, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Email: consultant@kimhuc.com

Tel: +84-243-64 54054              Hotline: 086.797.7764

QR:

 

 

 

Bài viết liên quan