SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG GÓP VỐN

Góp vốn là một hoạt động diễn ra phổ biến trong đời sống hằng ngày giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau. Mục đích của góp vốn cũng rất đa dạng: góp vốn để mua bán, góp vốn thành lập công ty, góp vốn đầu tư…Đặc biệt trong kinh doanh, góp vốn là hoạt động quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của nhiều doanh nghiệp.

Hình thức hợp đồng góp vốn: Hiện nay, pháp luật chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về hình thức của hợp đồng góp vốn. Tuy nhiên, trên thực tế, hợp đồng góp vốn nên được lập thành văn bản để phòng ngừa những rủi ro các bên vi phạm thỏa thuận.

Nội dung của hợp đồng góp vốn:

– Thông tin của các bên: bên góp vốn và bên nhận góp vốn (bao gồm thông tin người đại diện của cả hai bên nếu các bên là doanh nghiệp);

– Tài sản góp vốn:

+ Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Như vậy, người góp vốn có thể lựa chọn góp bằng nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, cần lưu ý đối với việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải tuân theo quy định của Luật Đất đai; góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí mật kỹ thuật phải tuân theo các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ;

+ Xác định tài sản góp vốn thuộc quyền sở hữu của ai.

– Giá trị tài sản góp vốn:

+ Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, trong những trường hợp góp tài sản vào vốn điều lệ của doanh nghiệp, những loại tài sản không phải là Việt Nam Đồng, ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc vàng thì phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định chuyên nghiệp định giá và thể hiện bằng Việt Nam Đồng. Nguyên tắc định giá được quy định như sau:

+ Trong các trường hợp góp vốn khác, việc xác định giá trị của tài sản phải dựa trên sự thống nhất giữa các bên giao kết hợp đồng;

– Thời hạn góp vốn;

– Mục đích của việc góp vốn;

– Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

– Phương thức giải quyết tranh chấp;

– Phân chia lợi nhuận và rủi ro (nếu có);

Lưu ý:

– Theo định nghĩa của Luật Doanh nghiệp 2020, góp vốn là hoạt động góp tài sản của mình vào vốn điều lệ của một công ty để thành lập công ty đó hoặc để tăng vốn điều lệ cho một công ty đang hoạt động. Hành vi này dẫn đến hệ quả làm phát sinh quyền sở hữu doanh nghiệp cho người góp vốn, khác với hình thức góp vốn theo kiểu hợp đồng hợp tác đầu tư để hưởng một lợi ích nhất định (phân chia lợi nhuận, các quyền đặc biệt…). Sau khi góp tài sản vào vốn điều lệ công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty sẽ tiến hành các thủ tục để bổ sung thành viên công ty, cổ đông (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần) hoặc chuyển đổi loại hình công ty (đối với công ty TNHH một thành viên)…

– Hợp đồng góp vốn có thể công chứng, chứng thực hoặc không tùy thuộc vào nhu cầu của các bên (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, chẳng hạn như hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì cần được công chứng, chứng thực).

Quý Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu và cần được tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan đến lĩnh vực doanh nghiệp, đầu tư tại Việt Nam, xin vui lòng liên hệ Công ty Kim Húc để biết thêm chi tiết!

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN KIM HÚC

Liên hệ với Kim Húc:

Địa chỉ giao dịch: số 1, ngách 2/6 đường Hoàng Liệt, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Email: consultant@kimhuc.com

Tel: +84-243-64 54054              Hotline: 086.797.7764

 

Bài viết liên quan