CÁC TRANH CHẤP CÓ THỂ PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM

Trong quá trình hoạt động đầu tư tại Việt Nam, nhà đầu tư có thể gặp phải một số tranh chấp không đáng có làm chậm trễ tiến độ đầu tư hoặc ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của mình. Những tranh chấp này có thể nảy sinh trong nhiều khía cạnh khác nhau:

Tranh chấp với công ty mục tiêu: Thực tế, trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì hình thức mua cổ phần, mua phần vốn góp là phổ biến nhất do thời gian thực hiện thủ tục tương đối ngắn và đơn giản. Tuy nhiên, việc mua lại một công ty tại Việt Nam thường vướng vào một số quy định pháp lý như ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện. Khi mua lại một công ty tại đây, nhà đầu tư nên thẩm định pháp lý thật kỹ những vấn đề về điều kiện kinh doanh. Giả sử một công ty chưa có giấy phép con để hoạt động trong một ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc chưa đáp ứng các điều kiện hoạt động thì có khả năng họ sẽ che giấu các thông tin này.

Tranh chấp với người lao động: Người sử dụng lao động có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật về lao động, nhất là hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội cho người lao động. Thực tế, tranh chấp về lao động xảy ra rất nhiều không chỉ ở công ty trong nước mà còn ở các công ty có vốn nước ngoài.

Tranh chấp nội bộ nhà đầu tư: Trong quá trình đầu tư, sẽ dễ dàng có những tranh chấp phát sinh trong nội bộ nhà đầu tư như tranh chấp về tỷ lệ góp vốn, lựa chọn người đại diện theo pháp luật, bổ nhiệm các vị trí quản lý… Để tránh tình trạng này, nhà đầu tư nên có sự chuẩn bị và thảo luận kỹ lưỡng trước khi quyết định hoặc ký kết các biên bản thỏa thuận nội bộ để tạo nền tảng thuận lợi cho hoạt động đầu tư.

Tranh chấp với đối tác: Khi hoạt động vào Việt Nam, công ty có vốn nước ngoài cũng cần thiết lập quan hệ kinh doanh và giao dịch với các đối tác ví dụ như: nhà cung cấp, nhà phân phối, nhà cung cấp dịch vụ… Cũng như bất cứ loại quan hệ nào khác, giữa các đối tác kinh doanh luôn tồn tại nguy cơ xảy ra tranh chấp do đôi bên đều đang đi tìm kiếm lợi ích. Để tránh xung đột đáng tiếc, những thỏa thuận hoặc hợp đồng ký kết giữa các bên cần được soạn thảo kỹ lưỡng, cân bằng lợi ích để duy trì sự tin tưởng và mối quan hệ kinh doanh bền chặt.

Tranh chấp trong chuyển nhượng dự án: Nhiều nhà đầu tư vào Việt Nam muốn nhận chuyển nhượng dự án từ những nhà đầu tư trước. Việc nhận chuyển nhượng dự án có thể tiềm ẩn nhiều tranh chấp về tài chính, nợ, lao động, quyền sở hữu… nên nhà đầu tư cần tìm hiểu và thẩm định kỹ tình hình dự án dự định chuyển nhượng và đàm phán với bên chuyển nhượng để tìm ra cách giải quyết thỏa đáng cho đôi bên.

Tranh chấp với cơ quan nhà nước: Tuy đây là một dạng tranh chấp mang tính nhạy cảm nhưng vẫn có thể xảy ra ví dụ như giữa cơ quan thuế và nhà đầu tư có thể phát sinh tranh chấp về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp vì mỗi bên có thể có hướng giải quyết khác nhau. Để tránh tình trạng này, nhà đầu tư nên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan để đảm bảo dự án của mình hợp pháp và tiến trình thực hiện được thuận lợi.

Dịch vụ tư vấn pháp đầu tư của Công ty Kim Húc:

– Tư vấn các quy định pháp luật và thủ tục liên quan đến lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam;

– Tư vấn các quy định pháp luật và thủ tục liên quan đến Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép con…;

– Tư vấn các quy định về ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện cụ thể với mỗi ngành nghề;

– Soạn thảo, nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước khi được Khách hàng ủy quyền;

– Tư vấn về các vấn đề sau thành lập như hợp đồng, lao động Việt Nam, lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam…

Quý Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu và cần được tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, xin vui lòng liên hệ Công ty Kim Húc để biết thêm chi tiết!

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN KIM HÚC

Địa chỉ:  C36-TT8, Khu đô thị Văn Quán, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội

ĐT: 024.3225.2641                            Fax: 024.3225.2640

Hotline: 024.3225.2641 / 0943.980.222

Email: consultant@kimhuc.com

 

Bài viết liên quan