XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU HÀNG HÓA

Cùng với sự phát triển của xã hội thì quyền sở hữu đối với các sản phẩm trí tuệ của con người là một trong những quyền được pháp luật bảo vệ. Việc quy định chặt chẽ trong các quy phạm pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ nhằm tránh sự xâm phạm từ các tổ chức, cá nhân khác đối với quyền . Tuy nhiên, sự phát triển của các sản phấm trí tuệ càng nhiều kéo theo các hành vi vi phạm pháp luật về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng tăng. Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và đặc biệt việc xâm phạm nhãn hiệu là một trong các vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến uy tín thương hiệu của doanh nghiệp, tổ chức cũng như lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp và chủ sở hữu nhãn hiệu. Hiện nay, việc vi phạm nhãn hiệu đang là một vấn nạn phổ biến và đe doạn mỗi doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh và phát triển thương hiệu của riêng mình.

Qua bài viết này, Kim Húc trao đổi về các quy định pháp luật liên quan đến cách xác định các hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa và các biện pháp xử lý để tổ chức, doanh nghiệp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cuả mình.

1. Các khái niệm:

Trước tiên, cần hiểu khái niệm “Quyền sở hữu trí tuệ” và “Nhãn hiệu hàng hóa” là gì?

Theo quy định Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2022 quy định:

  • Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền sở hữu đối với sản phẩm của hoạt động trí tuệ và tinh thần như: tác phẩm văn học, nghệ thuật, tác phẩm khoa học, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và giống cây trồng.
  • Nhãn hiệu hàng hóa (gọi tắt là “nhãn hiệu”) là những dấu hiệu của một doanh nghiệp (hoặc tập thể các doanh nghiệp) dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác.

2. Xác định hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

  • Trường hợp sử dụng dấu hiệu trùng cho hàng hóa, dịch vụ trùng với nhãn hiệu và hàng hóa, dịch vụ được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam hoặc Công báo nhãn hiệu quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, thì không cần xem xét khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Trường hợp sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan; sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo nhãn hiệu đã được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam hoặc Công báo nhãn hiệu quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, thì cần phải xem xét khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Căn cứ đánh giá khả năng gây nhầm lẫn của dấu hiệu với nhãn hiệu đang được bảo hộ bao gồm:
    (i) Phạm vi bảo hộ về tổng thể, từng thành phần của nhãn hiệu; mức độ tương tự của dấu hiệu với nhãn hiệu về tổng thể và với các thành phần có khả năng phân biệt của nhãn hiệu, đặc biệt thành phần gây ấn tượng mạnh đối với người tiêu dùng;
    (ii) Tính liên quan của hàng hóa, dịch vụ về chức năng, công dụng, thành phần cấu tạo; thực tiễn tập quán mua bán, phân phối, lựa chọn, sử dụng hàng hóa, dịch vụ; điều kiện, phương thức, địa điểm bày bán, phân phối, tiếp thị, quảng bá, mua bán hàng hóa, dịch vụ;
    (iii) Đặc điểm của đối tượng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ; mức độ chú ý của người tiêu dùng khi lựa chọn, mua bán hàng hóa, dịch vụ;
    (iv) Những tiêu chí khác như: thực tiễn sử dụng và bảo hộ các nhãn hiệu tương tự cho cùng loại hàng hóa; ảnh hưởng của các yếu tố khác thúc đẩy sự liên tưởng về mối quan hệ giữa hàng hóa, dịch vụ bị xem xét với hàng hóa, dịch vụ được bảo hộ;
    (v) Chứng cứ về hậu quả nhầm lẫn đối với người tiêu dùng có thể được sử dụng để hỗ trợ đánh giá khả năng gây nhầm lẫn của việc sử dụng dấu hiệu nhưng không phải là điều kiện bắt buộc trong việc đưa ra kết luận về khả năng gây nhầm lẫn của việc sử dụng dấu hiệu.

3. Các biện pháp thực hiện khi bị xâm phạm nhãn hiệu:

  • Biện pháp khuyến cáo trực tiếp đến doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm.
  • Biện pháp xử lý hành chính bằng việc gửi đơn yêu cầu đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xử phạt hành chính và buộc chấm dứt hành vi vi phạm.
  • Biện pháp dân sự: Khi xảy ra tranh chấp, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền khởi kiện vụ án dân sự nhằm yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền có thể ra phán quyết về việc buộc bên xâm phạm nhãn hiệu phải dừng việc xâm phạm và bồi thường thiệt hại (nếu có thiệt hại thực tế).
  • Nhóm biện pháp hình sự áp dụng đối với bất  kỳ người nào cố ý thực hiện các hành vi xâm phạm nhãn hiệuđang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô lớn, mang tính thương mại.
  • Biện pháp kiểm soát hàng hóa được nhập khẩu có liên quan đến sở hữu trí tuệ: buộc dừng thông quan, buộc kiểm tra hàng hóa trước khi nhập khẩu.

Khách hàng có nhu cầu thực hiện các dịch vụ tư vấn và làm thủ tục về sở hữu trí tuệ, vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Liên hệ với Kim Húc:

Địa chỉ giao dịch: số 1, ngách 2/6 đường Hoàng Liệt, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Email: consultant@kimhuc.com

Tel: +84-243-64 54054              Hotline: 086.797.7764

QR:

 

Bài viết liên quan